Tin tức
Thép Cr V là gì?
Thép Cr V hay còn có tên gọi khác là thép Chrome Vanadium. Đây là một loại hợp kim thép được kết hợp từ Crom (0.80-1.10%) và vanadium (0,18%) và một số hợp chất khác như phốt pho, lưu huỳnh, mangan, carbon, .. Thép Cr V còn có đặc tính rất cứng cáp, dẻo mà không giòn và rất khó gãy ở nhiệt độ thấp. Loại thép này rất thích hợp để chế tạo ra các dụng cụ, các loại phụ kiện như kìm, tay vặn, bộ lục giác, đầu vặn khẩu, đầu tuýp, cờ lê, cần trượt và tô vít.
Thép Cr V hay còn có tên gọi khác là thép Chrome Vanadium
TÌM HIỂU VỀ CROM
Tìm thấy vào năm 1797 ở trong một khu mỏ của Siberia đã phát hiện ra chất màu đỏ, khi ở nhiệt độ cao thì nó sáng lộng lẫy ở dạng lỏng. Khi được kết hợp với các nguyên tố khác như là sắt và thép sẽ trở thành loại hợp kim cứng nhưng lại giòn. Người ta sẽ vứt hợp kim này ra ngoài môi trường, sau đó vài năm phát hiện nó gần như không bị oxy hóa. Từ đấy nó trở thành loại hợp kim quan trọng nhất mà hầu hết các thép không gỉ đều có chứa thành phần là chrome.
Một ví dụ khác để minh chứng khác cho khả năng chống lại sự oxy hóa tuyệt vời của Chrome đó là câu chuyện về thanh kiếm báu nằm trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Trong suốt quá trình khám phá ra lăng mộ vua Tần, những chuyên gia đã khai quật được một thanh kiếm cổ với niên đại hơn 2000 năm tuổi nhưng nó lại vẫn vô cùng sắc bén. Vậy tại sao loại vũ khí này lại không bị tình trạng hoen gỉ dù ở trong một môi trường ẩm ướt trong thời gian dài? Bí mật sẽ nằm ở lớp phủ oxit crom với độ dày 10 đến 15 micron (1 micron = 1/1000 mm) nằm trên bề mặt kiếm. Lớp Chrome bền vững này đã giúp bảo vệ cho phần kim loại bên trong tránh khỏi sự mài mòn của thời gian.

ma-crom-chi-tiet
Câu chuyện trên đã cho thấy khi kết hợp với các loại thép, ngoài các đặc tính cơ bản của kim loại thì Chrome còn mang lại hai đặc điểm vượt trội đó là về độ cứng cũng như khả năng chống mài mòn. Thậm chí còn không quá khi nói rằng Chrome chính là “linh hồn của thép không gỉ”, là một loại vật liệu có độ cứng cao nhất mà không có loại kim loại nào so sánh được.
CÂU CHUYỆN VỀ VANADIUM
Nhưng nếu chỉ có độ cứng thôi thì chưa đủ để tạo nên loại vật liệu hoàn hảo trong việc chế tạo ra dụng cụ bởi nó càng cứng thì càng dễ bị gãy, cần phải có một loại vật liệu khác kết hợp để bổ sung độ dẻo dai cho loại hợp kim và đó chính là Vanadium. Loại hợp chất này được kí hiệu là V và được biết đến như một loại vật liệu đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử cũng như trong đời sống của con người.
Nếu ở dạng tinh khiết, nó là một loại kim loại cứng, sáng bóng, có ánh bạc, độ dẻo cao nên có thể rèn được cũng như hình thành một lớp oxide giúp cho nó chống ăn mòn rất tốt. Khi pha hợp kim này với thép, Vanadium sẽ làm cho hợp kim được bền hơn và nhẹ hơn rất nhiều, đó là lí do giúp nó trở nên hữu ích hơn trong thế kỉ hai mươi.
Giống như Chrome, thì Vanadium cũng có câu chuyện dành cho riêng mình. Vanadium được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1801 bởi nhà khoáng vật học người Mexico là Andres Manuel Del Río. Trong quá trình tách các quặng chì đen, ông đã phát hiện ra một thứ kim loại mới có nhiều màu sắc khác nhau và đặt cho nó cái tên là “panchromium” (nghĩa là “phiếm sắc”). Tuy nhiên, ông đã không thể chứng minh các nhận định của mình khi cho rằng đây là một mẩu Crom không tinh khiết.
Cho đến ba mươi năm sau, nhiều nhà máy đã mọc lên cùng với sự phát triển của lĩnh vực luyện kim ở Thụy Điển, những công nhân đã nhận thấy sắt thép luyện từ một vài mỏ thì giòn trong khi quặng lấy từ những mỏ khác lại rất dẻo. Nils Gabriel Sefstrom là một nhà hóa học Thụy Điển, đã quyết tâm để giải đáp thắc mắc trên. Sefstrom đã tìm thấy Vanadium nằm trong một mẩu sắt đúc lấy từ quặng khai khoáng tại Smaland. Sau nhiều lần nghiên cứu, ông đã kết luận rằng quặng này chính là một nguyên tố mới. Bới các đặc trưng về độ bền và đẹp nên quặng Vanadium được đặt theo “Vanadis” – tên gọi của nữ thần sắc đẹp Freyja.
Vanadium đã mang lại cho thép các đặc điểm vượt trội. Bất kỳ một loại thép nào cũng dễ dàng bị giòn như thủy tinh vì không chịu nổi giá rét phương Bắc còn thép Vanadium lại không thay đổi gì ngay khi ở nhiệt độ âm 60°C. Chỉ cần bạn pha thêm một chút Vanadium ít ỏi, dù chỉ chiếm vài phần trăm thôi thì cấu trúc của sản phẩm thép này cũng sẽ trở nên mịn màng cũng như có độ đàn hồi lớn.
Chính bởi vậy mà những dòng sản phẩm được chế tạo từ loại thép pha Vanadium sở hữu khả năng chịu lực uốn, chịu lực va đập tốt và chống lại sự đứt gãy hay ăn mòn. Đó là lý do vì sao người ta sử dụng vật liệu này để tiến hành chế tạo ra các chi tiết quan trọng như là động cơ, cụm máy, trục quay,… Thậm chí là Henry Ford – người đầu tiên đã đặt nền móng cho ngành công nghiệp ô tô – phải thốt lên “Nếu không có Vanadium thì sẽ không có ô tô của tôi”.
Người ta sử dụng loại thép Vanadium để sản xuất ra mũ cho binh lính
Do tỷ trọng nhỏ hơn sắt mà thành phần Vanadium còn đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong Thế chiến thứ nhất. Nhờ có Vanadium mà người Pháp còn chế tạo ra được những khẩu pháo – nỗi kinh hoàng cho các phi công người Đức. Thứ vũ khí này còn có hỏa lực kinh người nhưng vẫn bền và nhẹ để mang lên các máy bay quân sự. Không chỉ ứng dụng trong việc tấn công mà Vanadium còn hữu ích trong thiết kế phòng thủ.
Người ta sử dụng loại thép Vanadium để sản xuất ra mũ cho binh lính. Kiểm nghiệm trong các điều kiện thực tế, mũ có chứa thép Vanadium vượt trội hơn hẳn khi chúng xuất sắc vượt qua cuộc thi sát hạch về độ bền từ 99 cho đến 100 trường hợp, trong đó mũ có vỏ bọc Silic hay Niken lại dễ dàng bị các đầu đạn xuyên thủng.
Có thể nói Vanadium đã mang lại cho sắt, thép các ưu điểm vượt trội về độ bền, độ dai và độ dẻo, giảm tối đa trọng lượng cũng như khó bị phá hủy cấu trúc.
ƯU ĐIỂM CỦA THÉP CR V
+ Độ cứng của thép Cr V luôn ở mức cao nhất.
+ Thép Cr V không thể bị bẻ gãy.
+ Thép Cr V ít chịu các tác động vật lý hóa học từ môi trường.
+ Màu sắc của thép Cr V đẹp luôn sáng bóng và chịu nhiệt tốt.
+ Bề mặt của thép Cr V mịn cảm giác cầm nắm tốt.
+ Giá thành thép Cr V rẻ so với những hiệu năng nó mang lại.
+ Thép Cr V dễ phối trộn với kim loại khác để tạo ra hợp kim.